Dân chủ trong hiến pháp - Dân Làm Báo

Dân chủ trong hiến pháp

A. Những đặc thù dân chủ trong một xã hội dân sự 


Trịnh Hùng - "Democracy" hay dân chủ có nguồn gốc từ Hy Lạp diễn tả quyền lực cai trị của toàn thể công dân trong một vùng lãnh thố nhất định, ngược với “Democracy”“Oligarchies” có nghỉa là cai trị bởi một nhóm người tuy nhiên chữ dân chủ không có một định nghĩa thống nhất chung.

Theo Jim Kilcullen (http://www.humanities.mq.edu.au/Ockham/y67xa.html) thì dân chủ thể hiện trong việc điều hành công việc bởi một hội đồng mà mọi công dân đều là thành viên thông qua đa số phiếu.

Nhưng theo Andrew Heywood (Palgrave Macmillan, Political Ideologies: An Introduction, Third edition, 2003, p.330) dân chủ là quyền cai trị của mọi công dân thông qua việc tham gia và điều hành các dự án công cộng dưới nhiều hình thức...

Nước Úc với chế độ dân chủ đại nghị trong đó cử tri bầu trực tiếp các dân biểu và nghị sĩ ở cả hai hạ và thượng viện đại diện cho mỗi cá nhân và cho từng tiểu bang đồng thời mang nét Quân chủ lập hiến vì Nữ hoàng Elizabeth II của Vương quốc Anh cũng là Nữ hoàng của Úc. 

Hệ thống tố chức nhà nước là sự pha trộn giữa hai hệ thống nhà nước Westminter của vưong quốc Anh và các quốc gia vùng bắc mỹ. Dân biểu, nghị sĩ hai viện được bầu cử trực tiếp thông qua phổ thông đầu phiếu giống như Hoa Kỳ trong khi dân biểu, nghị sĩ bên vương quốc Anh, một số được chỉ định. Hiến pháp Úc, Chương I và II trao quyền hành pháp và lập pháp cho Nữ hoàng, Chính phủ và Quốc hội trong khi không trao cho Nữ hoàng quyền tư pháp. Nữ hoàng bổ nhiệm vị Tổng toàn quyền, theo đề nghị của chính phủ Úc, làm đại diện có tính cách nghi lễ để thực thi quyền hiến định . Sự pha trộn này tạo thành nét đặc thù riêng biệt mang tính Úc

Nền dân chủ Úc được xây dựng trên những giá trị cơ bản như quyền con người, quyền tự do ứng cử và bầu cử, quyền tham gia đảng phái và các tổ chức xã hội dân sự, quyền tự do tư tưởng và diễn đạt, quyền tự do tôn giáo, quyền bình đẳng trước pháp luật giữa công dân với nhau và giữa công dân với các tổ chức nhà nước

Tối cao pháp viện Úc được thành lập năm 1901 theo điều 71 HP Úc, với thẩm quyền diễn giải và áp dụng luật pháp, quyết dịnh tính hợp hiến của những đạo luật được chính phủ ban hành nếu có sự tranh tụng về tính vi hiến. 

Trong xã hội Úc, quyền con người được tôn trọng. Nước Úc đóng một vai trò tích cực trong việc đề ra những chuẩn mực về quyền con người trong Công ước Quốc tế năm 1948 của Liên Hiệp Quốc và là thành viên soạn thảo sáu công ước quốc tế về quyền con người.

Một trong những nguyên lý căn bản trong nền dân chủ Úc là một chính phủ trách nhiệm (Responsible Government) theo đó thủ tướng và các bộ trưởng phải trả lời chất vất và chịu trách nhiệm trước Quốc hội chứ không phải trước Nữ hoàng về mọi hoạt động điều hành đất nước, đồng thời phải chịu trách nhiệm cá nhân về mọi quyết định và hoạt động trong lĩnh vực phụ trách.

Nguyên lý thứ hai xác định quyền lực của Quốc hội (Parliamentary Sovereignty) là tối thượng bao trùm trên mọi hoạt động của hệ thống nhà nước và xã hội gồm cả hành pháp lẫn tư pháp. Nó có quyền sửa đổi hay hủy bỏ những đạo luật đã được ban hành và không bị ràng buộc bởi luật thành văn hay án lệ. Không một ai được phép làm luật cũng như từ chối chấp hành luật do Quốc hội làm ra. Quốc hội chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân hay cử tri cúa một vùng lãnh thổ đặc thù.

Nguyên lý thứ ba thiết lập một hệ thống tòa án liên bang và tiểu bang(Judicature) độc lập với hành pháp và lập pháp. Phán quyết của tòa án có tính ràng buộc đối với chính quyền và Quốc hội. Mọi người đều bình đằng trước pháp luật, được quyền có luật sư đại diện, được coi là vô tội trước khi án lệnh được công bố...

Đặc trưng của nền dân chủ Úc là một chính phủ theo học thuyết trách nhiệm với quyền lực tối thượng thuộc về Quốc hội, trong đó tam quyền phân lập được quy định thật rõ ràng trong HP 1901 (HP Úc được ban hành năm 1901 bằng một đạo luật của quốc hội Anh) gồm 8 chương và 128 điều.

Học thuyết tam quyền phân lập biểu hiện ở chỗ một khi một đạo luật được thông qua, cả hành pháp lẫn tư pháp đều bị ràng buộc bởi những phán quyết của Tối cao pháp viện về ý nghĩa và sự áp dụng nó trong đời sống xã hội. 

Chg 1 gồm 60 điều nói về cơ cấu tổ chức quyền lực của Quốc hội liên bang và tiểu bang
Chg 2 gồm 10 điều nói về sự thành lập và điều hành của Chính phủ liên bang lẫn tiểu bang
Chg 3 gồm 10 điều nói về hệ thống tổ chức tòa án và quyền hạn của Tối cao pháp viện
Chg 8 gồm 1 điều nói về sửa đổi HP

Vì là một nền dân chủ đại nghị trong đó quyền lực thuộc về nhân dân nên mọi sửa đổi HP phải được thông qua trưng cầu dân ý trực tiếp, phổ thông và kín.

Nhằm tránh tạo sự độc quyền về quyền lực, điều 128 quy định mọi sự thay đổi HP phải được thông qua với đa số tuyệt đối ở lưỡng viện trước khi mang ra trưng cầu ý dân với đa số phiếu ủng hộ của cử tri của ít nhất 4 tiểu bang và đa số phiếu của cử tri trên toàn nước Úc.

Trong hơn 200 năm kể từ ngày HP Úc ra đời, có 44 lần trưng cầu dân ý trong 19 trường hợp, chỉ có 8 lần thành công. Lần thay đổi gần đây nhất là vào năm 1997.

Chính vì vậy bất kỳ chính đảng nào cầm quyền cũng ngại ngần khi đề nghị tu chính HP.

Như vậy, để nhìn nhận một nhà nước dân chủ, chúng ta phải xét xem tính đại nghị của nhà nước ấy trong một vùng lãnh thổ đặc trưng. Những giá trị căn bản mà thể chế đó theo đuổi cùng những nguyên lý và đặc trưng trong sự vận hành xã hội của nó.

B. Nền dân chủ pháp quyền XHCN với những đặc trưng


ĐCSVN luôn tự hào nhà nước của nó là nhà nước pháp quyền XHCN, dân chủ vạn lần hơn các nước dân chủ, chẳng thế mà các "tiến sỉ đảng” không biết dựa vào đâu khi viết rằng Nhà nước VN biết “..kế thừa những tinh hoa dân chủ của các nhà nước pháp quyền trong lịch sử..” và khẳng định “..cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản.” - báo ND ngày 05-11-2011.

So sánh tỉ lệ đảng viên được bầu vào Quốc hội kể từ bầu cử Quốc hội khóa II- 82.3%, khóa III- 80.6%, khóa IV- 75.4%, khóa V- 73%, khóa VI- 81.4%, khóa VII- 84.12%, khóa VIII- 93%, khóa VIX- 91.6%, khóa X- 85%, khóa XI- 86% đến khóa XII- 92% với người ngoài đảng, chúng ta thếy rõ nền dân chủ pháp quyền XHCN của các “tiến sỉ đảng” đúng là loại hình “Oligarchies” theo đó nhà nước được cai trị và điều hành bởi một nhóm người cho quyền lợi của thiểu số tức ĐCSVN chớ không phải cho đa số tức NDVN, hay biến dạng thành Quốc hội chủ như nguyên chủ tích QH NVA đã gọi.

Hệ quả của việc đảng hóa Quốc hội khiến nhân dân VN bị tước quyền làm chủ đất nước kể từ HP 1959 (đ.44,50). Quốc hội CSVN đả tự cho nó quyền lập hiến và sửa đổi HP không thông qua trưng cầu ý dân.

HP thay vì là khởi điểm phát sinh ra những quyền hiến định, lại bị ràng buộc bởi cương lĩnh của đảng lãnh đạo qua từng thời kỳ.

- Để củng cố chính quyền non trẻ, ĐCSVN có HP 1946,
- Để chiếm trọn miền nam VN, ĐCSVN có HP 1959,
- Để theo hẳn mô hình Xô-Viết, chống bá quyền Trung Quốc và dành độc quyền lãnh đạo, ĐCSVN có HP 1980,
- Để “đổi mới hay lả chết”, ĐCSVN có HP 1992,
- Và để cho “16 chữ vàng và bốn tốt”, ĐCSVN có HP 2013?

Không một ai biết chắc thế nào là giá trị dân chủ mà nhà nước pháp quyền XHCN của các ‘tiến sĩ đảng’ mang lại cho dân tộc VN, vì CNXH là một mô hình xã hội không có thật trên trái đất này,

Ngoài bản HP 1946, các bản HP 59, 80 và 92 tuy khẳng định xây dựng xã hội theo mô hình XHCH vẫn tiếp tục xử dụng các phạm trù giá trị dân chủ đại nghị.

Chúng ta đành phải mượn một trong những nguyên lý triềt học Marx-Lenin - Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng theo đó bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất. Không có bản chất nào tồn tại một cách thuần tuý, nghĩa là không cần có hiện tượng; ngược lại, cũng không có hiện tượng nào lại không phải là sự biểu hiện của bản chất đấy – để tìm ra bản chất dân chủ của một nhà nước pháp quyền XHCN.

Xã hội VN trong những năm đầu thế kỷ 20 là một xã hội nhất sĩ, nhì nông, tam công, tứ thương với 90% dân số làm nghề nông. Nền công nghiệp bé nhỏ chủ yếu là tiểu thủ công nghệ không đủ để tạo ra một tầng lớp công nhân theo như quan điểm của Marx

ĐCSVN tự cho mình là đảng của giai cấp công nhân, trên cơ sở liên minh công nông của chủ nghĩa Marx_Lenin, là nhằm tìm cho mình một thế chính danh đa số, che lấp quyền cai trị của thiểu số. Sau này nhìn lại không thấy một anh công nhân chính hiệu nào trong hàng ngũ lãnh đạo, đảng vội vàng thêm từ trí thức xã hội chủ nghĩa trong HP 80. Đa số trí thức XHCN với văn bằng tiến sĩ “Bảo vệ Đảng”, mà theo Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang trình độ “Chưa đỗ lớp mười cũng có thể bảo vệ được một luận văn như thế” có thể làm lãnh đạo ở bất cứ hoạt động kinh tế xã hội nào nên trong hiến pháp 1992, Đảng vơ hết trí thức không kể trường lớp xuất thân kết hợp với liên minh công nông làm đa số trong nhân dân để đảng đại diện. 

Nông dân VN trong liên minh công nông bị ĐCSVN đánh cho tơi tả từ những thập niên 1950 trong phong trào cải cách ruộng đất đến ngày quả bom Đoàn Văn Vươn phát nổ.

Để dành quyền sống, quyền không phải “..làm việc bằng hai, để cho chủ nhiệm mua nhà mua xe”, nông dân đã phải phá rào dưới hình thức quỹ đất 5%, Vụ khoán hộ Kim Ngọc đã đi vào lịch sử cho quyền “được hưởng một mức sống khả quan..” theo đ.25 Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Nền dân chủ XHCN dựa trên công hữu hóa tư liệu sản xuất, kinh tế tập thể hợp tác xã và sở hữu toàn dân về đất đai đã tạo nên mầm móng bất bình đẳng trong xã hội.

Hình ảnh nông dân Vân Giang, Dương Nội,... ngày đêm giữ đất, dân oan cá nước...ngày đêm bám trụ tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng – Hà Nội, văn phòng tiếp dân Võ Thị Sáu Tp HCM, hai mẹ con bà Phạm Thị Lài lõa lồ cho công lý XHCN dòm cho đã mắt... đang là những thách đố cho thần công lý CNXH VN

Những Vinashin, Vinalines chỉ là phần nổi của bao Vinashine, Vinalines khác dưới lớp băng chưa tan, để tầng lớp lãnh đạo dùng chuyên chính vô sản cho mục đích tích lũy tư bản đỏ, tạo lên một tầng lớp quý tộc mới con ông cháu cha trong xã hội VN

Phải chăng đó là những đặc trưng dân chủ mà nhà nước pháp quyền XHCN VN đang cố công xây dựng?

Về tư tưởng, chủ nghĩa Marx-Lenin mà theo nhà văn TMH, một học thuyết không tiếp thu chủ nghĩa nhân đạo, đã bị chính nguyên lý “ phủ định của phủ định” phế bỏ nhưng đảng vẫn cố giữ và định hướng đi cho toàn thể dân tộc VN.

Điều 88 BLHS như cái còng lơ lửng cho những kiến nghị, tuyên ngôn, cho những đảng viên công dân có tư tưởng “thoái hóa” về điều 4, về sự trung thành của QĐNDVN với ĐCSVN trước cả tổ quốc và dân tộc, về tam quyền phân lập...

Và trong lúc này đây, đã có nhiều bloggers, nhiều nhà đấu tranh cho dân chủ, tu hành bị tù đày bởi điều luật quái ác này.

Về mặt xã hội, khủng hoảng chủ thuyết đã tạo ra một khoảng không gian cho bạo lực phát triển và luân lý đạo đức suy đồi. Những đứa cháu ngoan Bác Hồ một thời nay là những kẻ giết người máu lạnh, con người giết nhau chỉ vì những lý do đơn giản. Vợ giết chồng, con giết cha...xuất hiện hàng ngày qua báo chí. Thí sinh hoa hậu, models làm em út cho các đại gia chỉ vì muốn ăn ngon, mặc đẹp, có nhà lầu, xe hơi, nhà cao cửa rộng khoe khoang với “đời”

Xã hội bất an, trộm cướp lộng hành, chân thực như giả, giả thực như chân cộng thêm với sự lộng hành của lực lượng chỉ biết “còn đảng còn mình”, đánh dân như du côn, giết dân như du đãng. Mỗi lần bị công an mời họp, tim gan cứ nơm nớp lo sợ một đi không trở lại nay lại thêm pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 điều 22, cho phép “bắn kẻ chống người thi hành công vu.” Dân tộc VN phen này chết cả lũ.

Sẽ là một thiếu sót nếu một trong những quyền công dân bị phủ định bởi nền dân chủ XHCN không được nói tới là quyền tham gia chính quyền. Do có tính đảng lãnh đạo trong bộ máy cầm quyền nên tất cả những ai muốn tham chính, muốn hoạt động chính trị đều phải là đảng viên ĐCSVN, đều phải tốt nghiệp“tiến sĩ’ trường đảng còn không sẽ bị gạt ra ngoài lề guồng máy cai trị, cam phận làm công dân hạng hai của chế độ.

Những nhân sĩ trí thức có tài nhưng không có đảng tịch, không được dùng trong vị trí lãnh đạo sẽ là một thiệt thòi lớn lao cho dân tộc VN vì ‘hiền tài là nguyên khí quốc gia” – theo Trần Nhân Trung – tác giả bài văn trong tấm bia đầu tiên ở Văn Miếu Quốc Gia

Một đặc trưng cơ bản của nền dân chủ đại nghị bị phủ định bởi nhà nước pháp quyền XHCN là chế độ tam quyền phân lập, theo đó ba quyền hành pháp, lập pháp và tư phàp được tách biệt và hoạt động độc lập với nhau nhằm giám sát và hạn chế quyến lực của nhau hầu tránh sự lạm dụng quyền lực. Khái niệm này được khám phá và đề cập bởi Montesquieu và hai người bạn trong tác phẩm “Tinh Thần Pháp Luật’ cùng viết vào năm 1748.

HP 1992, đ.2 của bản dự thảo quy định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Nên không lạ gì ở VN mới có các bản án “bỏ túi” tức án đã được duyệt sẵn, qua chỉ đạo của cấp trên. Bản án không căn cứ trên chứng cớ và phản biện giữa thẩm phán, viện kiểm sát và luật sư đại diện mà thường dựa vào lợi ích chính trị của ĐCSVN. Thẩm phán chỉ cần rút từ trong túi áo ra đọc bản án đã định sẵn.

Tóm lại qua sự phân tích trên, chúng ta có thể hiểu thật rõ những giá trị dân chủ XHCN mà các “tiến sĩ - đảng” rất tự hào. Thật đáng thương cho tư duy của các tiến sĩ giấy.

Qua lần sửa đổi HP 1992 lần này, ĐCSVN nên

- Trả lại quyền lập hiến nguyên thủy cho NDVN
- Trả lại quyền tu chính và sửa đổi HP cho NDVN
- Lập hội đồng HP độc lập với h̀ành pháp và tư ơháp để giám sát việc thi hành và giải thích HP
- Chỉ giừ chủ nghĩa Marx-Lenin cho riêng ĐCSVN, không áp đặt lên dân tộc VN
- Bỏ điều 4 HP
- Thực hiện một đặc trưng dân chủ cơ bản trong nền dân chủ đại nghị là Tam Quyền Phân Lập
- Bãi bỏ sỡ hữu toàn dân về đất đai
- Đật quân đội chỉ trung thành với Tổ Quốc và NDVN mà thôi




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo